QUỸ ĐẦU TƯ GIC
Nhắc đến các quỹ đầu tư ngoại nổi tiếng trên thị trường Việt Nam không thể bỏ qua cái tên GIC, quỹ đầu tư GIC đã có những thành tựu đáng nể khi đầu tư vào một số doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam.
Giới thiệu về quỹ đầu tư GIC
Quỹ đầu tư chính phủ Singapore viết tắt là GIC đã trở thành cái tên quen thuộc trên thị trường khi được biết đến như một trong những quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Theo trang xếp hạng SWF Institute, quỹ GIC nằm trong top 10 về giá trị tài sản trên thế giới và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng về mức độ minh bạch. Tại Việt Nam, Quỹ GIC gia nhập đã mang đến một luồng gió mới khi rót vốn vào nhiều thương vụ gọi vốn của các doanh nghiệp lớn nhỏ.
GIC là quỹ tài sản quốc gia của quốc gia Singapore nằm dưới sự sở hữu của Bộ Tài chính được thành lập năm 1981. Mục đích của GIC là dùng nguồn vốn quốc gia phân bổ vào những tài sản sinh lời cao trong thời gian dài hạn. Chính vì thế, các thông tin về quỹ GIC luôn minh bạch và được đánh giá có sự phát triển mạnh mẽ ngay từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó, GIC còn là quỹ đầu tư quốc gia uy tín hàng đầu thế giới. Tính đến năm 2020, tổng tài sản ước tính của quỹ đạt mức 450 tỷ USD. Hiện quỹ đang có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới để rót vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặc điểm của quỹ đầu tư GIC
Quỹ GIC đã phân chia danh mục đầu tư rất rõ ràng trong đó 65% giá trị để đầu tư cổ phiếu và 35% giá trị sẽ đầu tư vào trái phiếu. Đây là tỷ lệ đã được tính toán kĩ đảm bảo giảm thiểu mức độ rủi ro tối thiểu đồng thời sẽ sinh lời bền vững.
Phân bổ tài sản đa kênh
Quỹ GIC không đầu tư tập trung vào một lĩnh vực mà đa dạng hóa các danh mục đầu tư đảm bảo không để xảy ra những rủi ro không đáng có. Tài sản của GIC phân bổ cho tổng cộng 7 kênh bao gồm:
- – Chứng khoán ở các thị trường phát triển
- – Chứng khoán ở các thị trường mới nổi
- – Trái phiếu danh nghĩa và tiền mặt
- – Trái phiếu điều chỉnh lạm phát
- – Đầu tư tư nhân
- – Bất động sản
Chiến lược đầu tư đa dạng
Đối với mỗi kênh đầu tư GIC áp dụng các chiến lược khác nhau để phù hợp với từng kênh. Bên cạnh đó, quỹ cũng không giới hạn phạm vi hoạt động và hoạt động mạnh mẽ với quy mô lớn nhất ở các thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, châu Á, châu Âu và Nhật Bản.
Chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Chính phủ Singapore
Mọi hoạt động của quỹ GIC đều được đảm bảo minh bạch, an toàn vì chịu sự quản lý, kiểm soát của Chính phủ Singapore. Muốn đảm nhận những vị trí chủ chốt thì phải nhận được sự bổ nhiệm và chấp thuận của Thủ tướng. Đồng thời, một số thành phần chủ chốt của GIC cũng là người trong Chính phủ còn đơn vị kiểm toán của GIC lại là Tổng kiểm toán Nhà nước.
Một vài khoản đầu tư của quỹ đầu tư GIC tại Việt Nam
Gia nhập vào thị trường Việt Nam quỹ GIC đã mang đến luồng gió mới với những khoản đầu tư sinh lời, tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp Việt trong quá trình phát triển.
The Pan Group
The Pan Group là khoản đầu tư thành công đầu tiên của GIC tại Việt Nam với giao dịch cổ phiếu PAN của THE PAN GROUP. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 1998 hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp là chính. Từ 2013 đến nay công ty chuyển sang đầu tư nông nghiệp, thực phẩm đã gặt hái được rất nhiều thành công. Nhận thấy cơ hội và tiềm năng của công ty này đến năm 2014, GIC đã mua 1,9 triệu cổ phiếu PAN tương đương với việc sở hữu 4,7% vốn điều lệ sau khi phát hành. Chỉ trong ba năm ngắn ngủi, đến năm 2017 giá cổ phiếu PAN đã tăng gấp 3 lần.
Công ty Cổ phần FPT
FPT là cái tên không còn xa lạ trong ngành công nghệ thông tin nước ra, cũng vào năm 2014 quỹ GIC mua 16,3 triệu cổ phiếu của FPT để trở thành cổ đông của tập đoàn. Chỉ 3 năm sau giá cổ phiếu của FPT đã tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm GIC mua vào.
Công ty cổ phần Hàng không Vietjet
Một khoản đầu tư thành công khác của GIC không thể không kể đến là thương vụ mua hơn 26 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet Air. Thời điểm GIC mua vào giá cổ phiếu của Vietjet Air chỉ có 84.000 đồng. Song, đến tháng 05/2020, Quỹ GIC quyết định bán 70.090 cổ phiếu VJC ra thị trường với giá 115.000 đồng/cổ phiếu.
CTCP Tập đoàn Masan
Năm 2016, Quỹ đầu tư GIC tiếp tục mua 37,9 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) với giá 62.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng với việc sở hữu 5,08% vốn điều lệ. Tháng 05/2020, GIC tiếp tục rót 100 triệu USD để mua tiếp cổ phiếu MSN nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên gần 8,9%. Tuy nhiên, sau đó, quỹ đã bán ra thị trường gần 33 triệu cổ phiếu MSN và không còn là cổ đông chính thức của Masan.
Công ty Cổ phần Vinhomes
Việc GIC đầu tư vào cổ phiếu của Vinhomes đã trở thành thương vụ đình đám trên thị trường bất động sản trong giai đoạn 2017-2018. Ngày 20/04/2018, quỹ đầu tư GIC đã bỏ một số tiền lớn để mua tổng 153,85 triệu cổ phiếu VHM của Vinhomes, để sở hữu 5,74% quyền sở hữu tại tập đoàn này, chính thức trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp.
Tại Vinhomes Smart City Hà Nội, phân khu The Canopy đang nhận được sự đầu tư Quỹ Đầu tư Chính Phủ Singapore (GIC).
Ngân hàng Vietcombank
Một thương vụ nữa cũng mang đến nhiều lời lãi cho GIC chính là rót vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD cho ngân hàng Vietcombank, tương đương với số lượng cổ phiếu là 94,4 triệu, đồng nghĩa với tỷ lệ sở hữu 2,55%. Chưa đầy 1 năm sau, giá cổ phiếu VCB đã tăng vọt lên 63% giúp GIC thu lãi 3.305 tỷ đồng so với thời điểm mua vào.
Sự xuất hiện của quỹ đầu tư GIC đã mang đến cho thị trường Việt Nam những dấu hiệu tích cực. Các nhà đầu tư còn cho rằng GIC khá “mát tay” khi cứ rót tiền vào đâu là y như rằng cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng một cách chóng mặt trong thời gian ngắn.